- Ngày nay, các thủ tục và nghi lễ cưới hỏi phần nào đã trở nên giản tiện hơn, tuy nhiên hiện vẫn có những tập tục truyền thống, những chuyện kiêng kỵ được duy trì, dù chúng chưa chắc còn phù hợp nữa hay không.
Văn hoa truyền thống ở nhiều nước Châu Á và Việt Nam có những điều kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi. Nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ ít chú ý đến những việc kiêng cữ trong tổ chức cưới hỏi hoặc cũng có bạn trẻ nghe người khác nói phải kiêng kỵ thì làm theo cho phải phép.
“Gan cùng mình” cũng không dám?
“Em là người miền Tây Nam bộ. Vợ chồng em đám cưới năm 2008 cũng được má đi xem thầy có hợp tuổi hay không, rồi xem cả ngày đám hỏi, đám cưới nữa. Gần đến ngày cưới, nghe má dặn đi dặn lại mấy chuyện, em cũng hoàn thành xuất sắc vụ được giao, nhưng thực lòng chẳng biết có tác dụng gì hay không: Lúc nhà trai đón dâu rời cổng cưới nhà gái, cô dâu cứ nhìn thẳng về phía trước mà cất bước theo chồng, tuyệt đối không được ngoảnh đầu nhìn lại. Khi làm lễ trong nhà hàng thì để cho chú rể cầm chai champange và cắt bánh, mình đừng làm gì hết, sau này mọi cực nhọc chồng gánh hết. Khi vào phòng riêng thay áo dài, phải chú ý làm sao để cái áo của mình chùm lên cái áo vest của chồng, như lời má mình làm như thế thì sau này sẽ nắm quyền chồng…”, chị Linh Dung, 30 tuổi, nhân viên văn phòng, kể khá chi tiết về những kinh nghiệm má chị truyền dạy.
Còn chị Hà Anh, nhân viên kinh doanh của một công ty lữ hành ở Q.3 chia sẻ: “Hồi tôi chuẩn bị cưới, tôi được nghe một chị bạn tư vấn về một chuyện làm tôi suy nghĩ mãi. Chị ấy nói cần chuẩn bị trước hoa hồng để nếu gặp xe cưới đi ngược chiều thì ném hoa vào xe họ. Nghe thế tôi cũng chuẩn bị, nhưng may là không gặp hoa xe nào khác, chỉ sợ nếu gặp không biết tôi có dám làm thế không nữa”. Trong khi đó, chị Bảo Dung, nhà ở Q.12, lại băn khoăn: “Tôi đang có bầu đến tháng thứ 6, nhưng sắp đến đám cưới của cô bạn thân, tôi muốn đi dự nhưng có người bảo người mang bầu nên kiêng tới đám cưới. Vì thế, tôi không biết có nên đi hay không?”.Đã có người nói vui rằng dù bạn đã thành hôn và từng đi dự biết bao nhiêu thì chắc chắn rằng bạn cũng sẽ không biết hết được những kiêng kỵ trong cưới hỏi, bởi có rất nhiều kiểu kiêng kỵ, mỗi vùng miền lại khác nhau và cũng tùy người áp dụng theo những kiểu khác nhau.
Đầu tiên là xem tuổi. Hầu như bà mẹ nào khi biết tin con trai, con gái có người yêu, thế nào cũng hỏi tuổi cầm tinh con gì để coi sơ qua trước, rồi đi xem thầy… Đụng vào chuyện này nếu nghiên cứu kỹ cũng chưa chắc biết hết được, nào là Tam hợp, Kim Lâu, rồi Tứ hành xung… Chỉ cần nghe thấy phán chúng nó xung khắc lắm, không hợp tuổi, rồi nếu lấy nhau sẽ có chuyện chẳng lành… là chắc chắn các bà mẹ sẽ vô cùng buồn bực trong lòng. Đôi nào gan lắm mới dám trái lời bố mẹ và thầy bói , nhiều đôi vượt qua được nhưng có lẽ ấn tượng về lời thầy phán sẽ khó phai. Thực tế cũng không ít đôi không dám cãi thầy phán mà đành ngậm ngùi chia tay.
Tiếp đến là chuyện xem ngày giờ cưới hỏi. Có lẽ rất khó tìm ra đôi nào hay ba mẹ nào “gan cùng mình” làm đám cưới, đám hỏi mà không đi tới các thầy để nhờ xem giúp…Nếu may mắn mọi chuyện từ xem hợp tuổi cho đến định được ngày lành tháng tốt thì bắt đầu từ lễ ăn hỏi đến đám cưới và cả những chuyện sau đó cô dâu chú rể sẽ tha hồ gặp rất nhiều vấn đề kiêng kỵ, trong đó có rất nhiều điều mà chính họ cũng không hiểu được và lý do vì sao kiêng. Nào là chỉ được xé cau trong mâm quả chứ không được dùng dao cắt. Nào là đón dâu bằng một đường thì phải về bằng đường khác. Nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và không được đeo trước khi cưới. Tránh làm vỡ thứ gì trong ngày cưới…
Hãy tin vào chính mình
Chính vì có quá nhiều điều kiêng kỵ và cả sự mù mờ không hiểu nguyên do, nên với nhiều đôi trẻ sẽ không tránh được sự thắc mắc và cả sự lúng túng khi thực hiện. Tuy nhiên, theo Ths. Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao, Trưởng bộ môn Tâm lý Trường Đại học Sài Gòn, “nhiều bạn trẻ bây giờ thường nghĩ rằng những điều kiêng kỵ là lạc hậu, mê tín (không phải là tất cả) là có cơ sở. Ví dụ không cho người nằm lên giường của đôi uyên ương là vì muốn giữ cho chiếc giường ấy mới tinh khôi…
Tuy nhiên chúng ta cần có nhận thức đầy đủ để có thể có những quyết định sáng suốt khi thực hiện những việc kiêng kỵ. Và khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế, ví dụ như chọn ngày lành là thuận tiện để có thật nhiều người tham dự lễ tiệc…
Một số điều kiêng kỵ có cơ sở khoa học hoặc là những nét văn hóa thì vẫn nên duy trì và thực hiện. Một số điều không hợp lý và mang tính mê tín thì không nên mù quáng thực hiện. Thông thường những điều kiêng kỵ được xây dựng trên cơ sở niềm tin. Vì thế vì lí do nào đó mà không thực hiện hoặc khi thực hiện gặp sự cố ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của đôi vợ chồng trẻ cũng như họ tộc. Thiết nghĩ một cuộc hôn nhân bền vững hay không chủ yếu là do hai vợ chồng. Họ có thật sự hiểu nhau, yêu nhau và có những kỹ năng sống chung hay không chứ không hề phục thuộc vào những điều kiêng kỵ. Vậy hãy tin vào chính mình. Về phía những bậc cha mẹ, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn những nét đẹp của những điều kiêng kỵ mà truyền lại cho thế hệ sau. Đừng để đôi trẻ lúng túng, hoang mang trước và sau ngày cưới vì có quá nhiều điều kiêng kỵ”
Văn hoa truyền thống ở nhiều nước Châu Á và Việt Nam có những điều kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi. Nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ ít chú ý đến những việc kiêng cữ trong tổ chức cưới hỏi hoặc cũng có bạn trẻ nghe người khác nói phải kiêng kỵ thì làm theo cho phải phép.
“Gan cùng mình” cũng không dám?
“Em là người miền Tây Nam bộ. Vợ chồng em đám cưới năm 2008 cũng được má đi xem thầy có hợp tuổi hay không, rồi xem cả ngày đám hỏi, đám cưới nữa. Gần đến ngày cưới, nghe má dặn đi dặn lại mấy chuyện, em cũng hoàn thành xuất sắc vụ được giao, nhưng thực lòng chẳng biết có tác dụng gì hay không: Lúc nhà trai đón dâu rời cổng cưới nhà gái, cô dâu cứ nhìn thẳng về phía trước mà cất bước theo chồng, tuyệt đối không được ngoảnh đầu nhìn lại. Khi làm lễ trong nhà hàng thì để cho chú rể cầm chai champange và cắt bánh, mình đừng làm gì hết, sau này mọi cực nhọc chồng gánh hết. Khi vào phòng riêng thay áo dài, phải chú ý làm sao để cái áo của mình chùm lên cái áo vest của chồng, như lời má mình làm như thế thì sau này sẽ nắm quyền chồng…”, chị Linh Dung, 30 tuổi, nhân viên văn phòng, kể khá chi tiết về những kinh nghiệm má chị truyền dạy.
Còn chị Hà Anh, nhân viên kinh doanh của một công ty lữ hành ở Q.3 chia sẻ: “Hồi tôi chuẩn bị cưới, tôi được nghe một chị bạn tư vấn về một chuyện làm tôi suy nghĩ mãi. Chị ấy nói cần chuẩn bị trước hoa hồng để nếu gặp xe cưới đi ngược chiều thì ném hoa vào xe họ. Nghe thế tôi cũng chuẩn bị, nhưng may là không gặp hoa xe nào khác, chỉ sợ nếu gặp không biết tôi có dám làm thế không nữa”. Trong khi đó, chị Bảo Dung, nhà ở Q.12, lại băn khoăn: “Tôi đang có bầu đến tháng thứ 6, nhưng sắp đến đám cưới của cô bạn thân, tôi muốn đi dự nhưng có người bảo người mang bầu nên kiêng tới đám cưới. Vì thế, tôi không biết có nên đi hay không?”.Đã có người nói vui rằng dù bạn đã thành hôn và từng đi dự biết bao nhiêu thì chắc chắn rằng bạn cũng sẽ không biết hết được những kiêng kỵ trong cưới hỏi, bởi có rất nhiều kiểu kiêng kỵ, mỗi vùng miền lại khác nhau và cũng tùy người áp dụng theo những kiểu khác nhau.
Đầu tiên là xem tuổi. Hầu như bà mẹ nào khi biết tin con trai, con gái có người yêu, thế nào cũng hỏi tuổi cầm tinh con gì để coi sơ qua trước, rồi đi xem thầy… Đụng vào chuyện này nếu nghiên cứu kỹ cũng chưa chắc biết hết được, nào là Tam hợp, Kim Lâu, rồi Tứ hành xung… Chỉ cần nghe thấy phán chúng nó xung khắc lắm, không hợp tuổi, rồi nếu lấy nhau sẽ có chuyện chẳng lành… là chắc chắn các bà mẹ sẽ vô cùng buồn bực trong lòng. Đôi nào gan lắm mới dám trái lời bố mẹ và thầy bói , nhiều đôi vượt qua được nhưng có lẽ ấn tượng về lời thầy phán sẽ khó phai. Thực tế cũng không ít đôi không dám cãi thầy phán mà đành ngậm ngùi chia tay.
Tiếp đến là chuyện xem ngày giờ cưới hỏi. Có lẽ rất khó tìm ra đôi nào hay ba mẹ nào “gan cùng mình” làm đám cưới, đám hỏi mà không đi tới các thầy để nhờ xem giúp…Nếu may mắn mọi chuyện từ xem hợp tuổi cho đến định được ngày lành tháng tốt thì bắt đầu từ lễ ăn hỏi đến đám cưới và cả những chuyện sau đó cô dâu chú rể sẽ tha hồ gặp rất nhiều vấn đề kiêng kỵ, trong đó có rất nhiều điều mà chính họ cũng không hiểu được và lý do vì sao kiêng. Nào là chỉ được xé cau trong mâm quả chứ không được dùng dao cắt. Nào là đón dâu bằng một đường thì phải về bằng đường khác. Nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và không được đeo trước khi cưới. Tránh làm vỡ thứ gì trong ngày cưới…
Hãy tin vào chính mình
Chính vì có quá nhiều điều kiêng kỵ và cả sự mù mờ không hiểu nguyên do, nên với nhiều đôi trẻ sẽ không tránh được sự thắc mắc và cả sự lúng túng khi thực hiện. Tuy nhiên, theo Ths. Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao, Trưởng bộ môn Tâm lý Trường Đại học Sài Gòn, “nhiều bạn trẻ bây giờ thường nghĩ rằng những điều kiêng kỵ là lạc hậu, mê tín (không phải là tất cả) là có cơ sở. Ví dụ không cho người nằm lên giường của đôi uyên ương là vì muốn giữ cho chiếc giường ấy mới tinh khôi…
Tuy nhiên chúng ta cần có nhận thức đầy đủ để có thể có những quyết định sáng suốt khi thực hiện những việc kiêng kỵ. Và khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế, ví dụ như chọn ngày lành là thuận tiện để có thật nhiều người tham dự lễ tiệc…
Một số điều kiêng kỵ có cơ sở khoa học hoặc là những nét văn hóa thì vẫn nên duy trì và thực hiện. Một số điều không hợp lý và mang tính mê tín thì không nên mù quáng thực hiện. Thông thường những điều kiêng kỵ được xây dựng trên cơ sở niềm tin. Vì thế vì lí do nào đó mà không thực hiện hoặc khi thực hiện gặp sự cố ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của đôi vợ chồng trẻ cũng như họ tộc. Thiết nghĩ một cuộc hôn nhân bền vững hay không chủ yếu là do hai vợ chồng. Họ có thật sự hiểu nhau, yêu nhau và có những kỹ năng sống chung hay không chứ không hề phục thuộc vào những điều kiêng kỵ. Vậy hãy tin vào chính mình. Về phía những bậc cha mẹ, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn những nét đẹp của những điều kiêng kỵ mà truyền lại cho thế hệ sau. Đừng để đôi trẻ lúng túng, hoang mang trước và sau ngày cưới vì có quá nhiều điều kiêng kỵ”